Lê Duy Trung

My job -My life – My story

[Chuyện Marketing] Marketing là gì?

     Có một thực tế đáng buồn là khi tớ
nói mình làm marketing thì nhiều người xung quanh không biết tớ làm gì. Thường
thì mọi người sẽ nghĩ đến PR, quảng cáo, tiếp thị (*). Với
những người không được học marketing một cách bài bản thì rất dễ nhầm lẫn các
khái niệm trên. Vậy Marketing là gì?
(*) Marketing dịch ra đúng là tiếp thị thật, nhưng tớ sẽ không dùng từ đấy để tránh nhầm lẫn với hình thức mang sản phẩm đến cho khách hàng dùng thử được sử dụng nhiều ở đầu những năm 2000



Theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA:

Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến
trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và
nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích
cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động”

Một định nghĩa khác là:

 “Marketing
là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng
và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh
tranh.”

      Các bạn có thể không cần
phải nhớ các định nghĩa đó. Dù được định nghĩa như thế nào đi chăng nữa thì
marketing vẫn gồm 2 việc: Tìm kiếm, phát hiện nhu cầu của khách hàng đáp ứng
nhu cầu đó
để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp (tính cả các cá nhân thực hiện công việc kinh doanh).
Mặc dù về mục đích đều giống nhau là bán được hàng và thu lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên nhân viên marketingnhân viên bán hàng lại rất khác nhau. Nhân viên bán hàng tập trung vào nhu cầu của người bán – bán hàng, chịu áp lực biến hàng hóa thành tiền. Còn nhân viên marketing sẽ tập trung vào nhu cầu của người mua và đáp ứng nhu cầu đó bằng sản phẩm mà mình có. Từ đó marketer có thể tạo ra cầu nối giữa người mua và doanh nghiệp để có thể tiếp tục bán các sản phẩm về sau.

Nói vui: người bán hàng là người kiếm tiền còn marketer là người tiêu tiền

Dù sao, muốn doanh nghiệp phát triển, không thể thiếu cả 2 người này được.
Hiện nay, xu hướng phát triển của
Marketing chịu sự chi phối của một số yếu tố:
  • Thị trường hàng tiêu dùng bị bão hòa vì có quá
    nhiều các sản phẩm tương tự nhau.
  • Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
  • Thị trường bị phân chia thành nhiều phân khúc
    làm tăng chủng loại của một loại sản phẩm lên
  • Tốc độ đưa sản phẩm mới vào thị trường ngày một
    tăng
  • Quảng cáo dần bão hòa, chi phí quảng cáo cao và
    có xu hướng tiếp tục tăng cao.
  • Khách hàng trở nên khó tính hơn trong việc lựa
    chọn sản phẩm.

    Do đó việc Marketing cũng thay đổi
từ việc phân tích nhu cầu khách hàng và sau đó thỏa mãn sang việc phân tích các
nhu cầu mà các sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn và đưa tới cho khách hàng có
nhu cầu tương ứng. Điều này càng đặc biệt đúng với các công ty thương mại hoặc
các cá nhân muốn bán hàng. 

Không có sản phẩm hoàn hảo, chỉ có sản phẩm phù hợp.

    
Người làm marketing rất ít khi có
cơ hội lựa chọn, thay đổi sản phẩm; mà có lựa chọn, thay đổi sản phẩm thì cũng
mất rất nhiều thời gian. Thay vào đó sẽ thường được giao một sản phẩm cụ thể có
trước.
    Việc đầu tiên một marketer cần nắm được các tính năng, công dụng của sản phẩm. Từ đó đi tìm những
nhu cầu cụ thể mà sản phẩm có thể đáp ứng được. Rồi phác họa những khách hàng tương
ứng với từng nhu cầu đó để đưa ra phương án tiếp cận hợp lý. (Tất cả những việc
này đều nằm trong Marketing Research – một bước trong việc lập kế hoạch Marketing. Cái này
tớ sẽ nói sau)
    Ví dụ, một loại thuốc nam mới có
các tác dụng: Bổ máu, điều hòa khí huyết giúp ngủ ngon, tăng cân. Với người bị
thiếu máu, ta chỉ nhấn mạnh vào chức năng bổ máu (máu lưu thông tốt thì ngủ
ngon với tăng cân là đúng rồi). Với người hay mất ngủ, ta bảo nó giúp ngủ ngon.
Với người gầy, ta bảo uống thuốc vào ăn uống tốt hơn, tăng cân đấy.
Nếu ta nói hết chức năng cho họ
thì dễ xảy ra một trong hai trường hợp khiến ta mất khách. 
Một là do nói quá lan man nên khách hàng chả nhớ ta nói gì. Đến lúc cần cũng chẳng nhớ đến mình luôn.
Hai là khách hàng nhớ cái họ không cần. Do đó họ cũng không mua khi họ cần. Ví dụ mất ngủ nhưng lại cứ nhớ đến thuốc A với khả năng tăng cân. Tất nhiên người sợ béo sẽ không mua mà chuyển sang mua thuốc B vì B quảng cáo dễ ngủ.
    Tất nhiên, kể hết ra thì cũng vẫn bán được hàng thôi, nhưng hiệu quả sẽ giảm đi. Thế nên người ta mới bảo: “Hãy bán thứ
khách hàng cần, đừng bán thứ mình có”.
—-
    Bài này tạm dừng ở đây. Thứ 7 tuần
sau (16/06) tớ sẽ chia sẻ bài tiếp theo. Tớ sẽ đưa ra 3 chủ đề, các bạn giúp tớ
chọn 1 trong 3 chủ đề đó. Chủ đề nào được lựa chọn nhiều, tớ sẽ viết ở bài sau.
3 chủ đề lần này là:
  1. Online và Offline
  2. Marketing 0 đồng
  3. Lập
    kế hoạch Marketing: Bước 1: Marketing Research

Comment chủ đề bạn muốn ở phía dưới
giúp tớ.